Cách tăng Trust cho website mới và những lưu ý

Để website được Google tin tưởng và nâng cao thứ hạng trên bảng xếp hạng thì điều cần làm đó là tăng trust site. Trust site hay còn gọi là độ tin tưởng có nghĩa là Google nhìn vào trang web của bạn thấy rất đáng tin cậy. Để tăng điểm nhân viên Seo sẽ theo dõi các chỉ số như PA, DA, TF, CF, UR, DR, Spam core, tuổi thọ tên miền vv…

Hướng dẫn cách tăng Trust cho website

Mục đích của việc tăng Trust đó chính là nâng điểm chất lượng website. Google sẽ cộng điểm nhiều yếu tố lại khi trang web có nhiều điểm thì từ khoá lên top sẽ hiệu quả hơn.

Cách tăng độ trust cho website

Với những website mới ra đời việc rank top từ khoá sẽ không dễ dàng. Trong thời điểm hiện tại Google đã kìm hãm tốc độ lên top chậm lại bởi trước đây nhiều website đã áp dụng quá nhiều kỹ thuật bẩn lên trong thời gian ngắn.

Google đánh giá một trang web bằng cách quan sát hành vi người dùng vào website. Khi người dùng càng hài lòng về những thông tin bạn cung cấp thì khả năng leo lên trang nhất sớm muộn mà thôi.

Những công việc nên làm để tăng điểm cho website:

1. Viết nội dung hữu ích

Hãy sản xuất nội dung hữu ích cho người đọc. “Đừng viết cho có” mà hãy mang đến thông tin thực sự giá trị cho độc giả. Trong Seo năm 2020 và những năm tiếp theo thì nội dung vẫn được chú trọng. Khi website của bạn có số lượng bài viết lớn, trở thành Author site trong lĩnh vực thì Google sẽ cực kỳ tin tưởng.

Tuy nhiên viết nội dung nhiều chưa hẳn đã tốt. Bạn cần phải tối ưu liên tục để cho bài viết thực sự đáp ứng được như cầu của người đọc. Họ tìm gì? Họ muốn được biết điều gì? Hiểu ý định tìm kiếm (Search intent) cực kỳ quan trọng trong khâu Seo website.

2. Backlink chất lượng

Có người nói rằng backlink không còn giá trị nữa. Nhưng hoàn toàn không phải vậy. Backlink vẫn còn giá trị chỉ do chúng ta khai thác chưa đúng cách hoặc vi phạm nguyên tắc của Google. Tạo backlink tự nhiên sẽ giúp Google nhìn nhận trang web tốt hơn.

Khi link building bạn cũng cần chú ý tới thuật toán Google Penguin bởi nó sẽ đánh tụt hạng từ khoá nếu cố tình tạo ra các liên kết bẩn kém chất lượng.

3. Internal link điều hướng

Internal link là các liên kết nội bộ bên trong một website. Chúng sẽ thực sự phát huy tác dụng nếu internal link đúng cách. Nhưng như thế nào mới là đúng cách? Một câu hỏi rất khó có câu giải đáp thoả mãn. Nhưng theo kinh nghiệm thì nên liên kết nội bộ các bài liên quan lại với nhau. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý hãy đa dạng hoá anchor text nữa.

4. Seo Onpage phải chuẩn

Seo Onpage là những công việc tối ưu ngay trên website.

Hãy xem xét lại các vấn đề như:

  • Tiêu đề đã chuẩn Seo chưa?
  • Mô tả đã chuẩn Seo chưa?
  • URL đã được tối ưu chưa?
  • Các thẻ Heading được bố trí tốt chưa?
  • Mật độ từ khoá đúng chưa?
  • Hình ảnh có quá nặng không?

Onpage tuy không nhiều vấn đề nhưng để làm tốt đòi hỏi phải tối ưu liên tục. Nhưng bạn cũng cần thận trọng bởi khi chỉnh sửa lại tiêu đề, nội dung sai sẽ khiến cho từ khoá tụt hạng.

5. Mạng xã hội

Việc xuất hiện trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Youtube cũng giúp Google đánh giá tốt. Nếu có lượng traffic từ đây đổ về thì còn gì tuyệt vời hơn. Chắc chắn website của bạn sẽ có độ tin tưởng cao trong mắt Google.

Các chỉ số theo dõi độ Trust 

Để biết một website có thực sự uy tín hay không thì chúng ta cần dựa vào công cụ để quan sát. Các công cụ được dùng nhiều nhất hiện nay đó là Ahrefs, Majestic, Moz bar…

Cách tăng độ trust cho website

Dưới đây là các chỉ số cần biết:

1. DA (Domain Authority)

Đây là chỉ số thể hiện sức mạnh của một tên miền. Sẽ đánh giá theo thang điểm từ 1 – 100.

  • 1 – 10: Website mới ra đời
  • 10 – 20: Website chất lượng chưa cao
  • 20 – 30: Nếu Seo trong 5 – 8 tháng sẽ được số điểm này
  • 30 – 40: Website đã có độ tin tưởng từ Google
  • > 40: Đây là website cực chất

2. PA (Page Authority)

PA là chỉ số sức mạnh của một page nào đó trên website. Khi điểm số lớn hơn 30 chứng tỏ website có độ trust cao.

3. TF (Trust Flow)

TF sẽ đánh giá sức mạnh của một liên kết trỏ tới website. Chỉ số TF > 10 là con số phù hợp để xây dựng liên kết.

4. CF (Citation Flow)

CF cũng tương tự như CF để đánh giá backlink. Tuy nhiên bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • TF cao, CF thấp: Chất lượng backlink khá ngon
  • TF thấp, CF cao: Website Spam quá nhiều, bạn không nên liên kết tới những site này

5. DR (Domain Rating)

DR là chỉ số trong Ahrefs, chỉ số này lớn hơn 50 chứng tỏ đây là một website mạnh.

6. UR (URL Rating)

Điểm cho một page trên website trên công cụ Ahrefs. Chỉ số này > 40 là một site khá chất lượng.

7. Spam core

Spam core cũng là một vấn đề cần lưu ý khi làm Seo. Khi bạn liên kết tới những website có điểm Spam core cao thì trang web cũng bị ảnh hưởng xấu:

  • Từ 0  – 4: Website tốt
  • 5 – 7: Có dấu hiệu spam
  • 8 – 17: Spam nặng

Lời kết: Để tăng điểm cho một website mới cần thực hiện nhiều công việc bao gồm Seo Onpage và Seo Offpage. Khi mỗi thứ tối ưu một chút Google sẽ tin tưởng website của bạn hơn. Nhưng hơn tất cả hãy tối ưu cho người dùng. Cho họ thấy rằng website của bạn có giá trị đối với họ. Như vậy thì quá trình đưa từ khoá lên top sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Chúc bạn thành công.

Có thể bạn cầnXem thêm

-40%
Giá gốc là: 1.500.000₫.Giá hiện tại là: 900.000₫.
-20%
Giá gốc là: 1.500.000₫.Giá hiện tại là: 1.200.000₫.
-20%
Giá gốc là: 1.500.000₫.Giá hiện tại là: 1.200.000₫.
-40%
Giá gốc là: 1.500.000₫.Giá hiện tại là: 900.000₫.
-40%
Giá gốc là: 1.500.000₫.Giá hiện tại là: 900.000₫.
-20%
Giá gốc là: 1.500.000₫.Giá hiện tại là: 1.200.000₫.
-20%
Giá gốc là: 1.500.000₫.Giá hiện tại là: 1.200.000₫.
-20%
Giá gốc là: 1.500.000₫.Giá hiện tại là: 1.200.000₫.
Hãy bình chọn post !