Internal link là một trong những kỹ thuật Seo góp phần tăng trưởng thứ hạng từ khoá một cách gián tiếp. Tại sao lại nói là gián tiếp? Bởi chúng không ảnh hưởng ngay lập tức mà cần thời gian để công cụ tìm kiếm đánh giá. Nếu bạn đang chưa biết internal link là gì và cách tạo liên kết nội bộ chuẩn Seo hãy đọc ngay bài sau đây.
Internal link là gì?
Internal link có nghĩa là các liên kết nội bộ của các page bên trong một website. Các liên kết này sẽ giúp điều hướng người dùng. Giúp độc giả tìm thấy thông tin liên quan một cách dễ dàng. Những liên kết đó sẽ phải hữu ích cho người dùng.
Lấy một ví dụ hãy quan sát trang web Wikipedia và bạn sẽ thấy rằng họ internal khá chính xác. Chẳng hạn như với vấn đề Internal link này sẽ link tới các page như siêu liên kết (Hyperlink), tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, crawl vv…
Đối với bot Google các liên kết nội bộ sẽ giúp chúng hiểu sâu hơn về bài viết của bạn. Nó sẽ crawl theo các liên kết đó đưa thông tin về cơ sở dữ liệu. Sắp xếp thông tin có mức độ liên quan lại với nhau. Nếu như website của bạn có nhiều bài viết cùng chủ đề và được internal link với nhau thì ưu tiên xếp hạng sẽ tốt hơn.
Nếu bạn đã tìm hiểu qua về Link juice sẽ biết được rằng sức mạnh sẽ truyền qua link Dofollow. Dòng chảy sức mạnh sẽ chảy từ trang này qua trang khác, tăng điểm đồng đều cho mọi page.
Vai trò của Internal link là gì?
Bên cạnh phân bố đồng đều sức mạnh liên kết nội bộ còn có những tác dụng sau:
- Tạo nên cấu trúc website chuẩn Seo
- Giúp tăng khả năng index
- Tăng tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn
- Cung cấp thông tin cho độc giả
- Tăng page view nhiều hơn
Cách tạo liên kết nội bộ hiệu quả
Để mang lại hiệu quả khi Seo cần sử dụng Internal hợp lý. Không phải ở đâu bạn cũng có thể Internal được. Nếu bạn đang dùng WordPress có sử dụng plugin tự động tạo Internal thì hãy dừng lại ngay lập tức. Bởi plugin nó sẽ tạo ra các Anchor text giống nhau quá lớn khiến Google đánh giá không tốt. Dưới đây sẽ là cách đi link nội bộ được nhiều chuyên gia khuyên dùng:
1. Đặt trên Menu
Thông thường tại Menu sẽ đặt các page lớn, chuyên mục. Khi người dùng ghé thăm website họ sẽ khám phá mọi thứ. Menu chính là nơi dễ nhìn thấy nhất vì vậy đây là nơi lý tưởng để đặt liên kết nội bộ.
2. Đặt ở Footer
Dưới chân trang cũng là một nơi tuyệt vời để đặt Internal link. Tuy nhiên bạn nên đặt các thông tin thực sự quan trọng và có sự chọn lọc.
3. Đa dạng Anchor text
Trong bài viết về backlink tôi có nhấn mạnh rằng nên đa dạng Anchor text. Đối với Internal link cũng tương tự, liên kết nội bộ cũng có vai trò chẳng khác nào backlink. Ví dụ: Với từ khoá “Dịch vụ Seo” khi liên kết tôi sẽ đa dạng thành “Dịch vụ Seo giá rẻ”, “Dịch vụ Seo chuyên nghiệp”…
4. Internal link từ page có traffic cao
Bạn cần sử dụng tới Ahrefs, Google Search Console hoặc Google Analytics để quan sát xem page nào đang nhận được truy cập nhiều nhất. Sau đó bạn sẽ liên kết tới các page có sự liên quan để dòng chảy sức mạnh Pagerank được truyền đồng đều.
5. Số lượng hợp lý
Đừng quá lạm dụng mà ở vị trí nào cũng có Internal link. Không có số lượng chính xác tuy nhiên bạn cần xem xét nơi bạn đặt Anchor text có hợp lý hay không.
6. Sử dụng thanh điều hướng (Breadcrum)
Một website chuẩn Seo không thể thiếu Breadcrum. Người dùng sẽ dễ dàng biết được họ đang ở vị trí nào trên website. Khi họ nhìn thấy các liên kết đó sẽ di chuyển tới nơi mà họ mong muốn.
Kết luận: Internal link hoàn toàn khác biệt so với External link, Outbound link. Riêng với cá nhân chẳng tuân theo mô hình đi link nội bộ nào cả. Hễ thấy bài viết có sự liên quan thì trỏ chúng lại với nhau mà thôi. Nhưng bạn cũng có thể áp dụng mô hình kim tự tháp để xem thử kết quả như thế nào. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công!